1. Một số khái niêm về ren và lắp ghép ren
a) Hệ ren
Bước ren là khoảng cách giữa hai đỉnh ren liên tiếp nhau, được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn theo từng hệ ren
+ Ren hệ inch : bước ren tính theo đơn vị inch ( 1 inch = 25,4 mm ).
+ Ren hệ mét : bước ren tính theo đơn vị hệ mét ( mm ). Tuỳ theo từng đường kính thân bulông mà có các bước ren tương ứng quy định trong các tiêu chuẩn cụ thể.
Căn cứ vào bước ren, mỗi hệ ren đều được phân chia thành hai loại ren, đó là : ren thường( coarse ) và ren mịn ( fine ).
Ví dụ : Bulông M12 ren hệ mét thì có các loại ren tương ứng như sau : bước ren thường là 1.75 ; ren trung là 1.5 ; ren mịn 1.25 …
b) Dung sai lắp ghép
Tính lắp lẫn là khả năng thay thế cho nhau không cần lựa chọn và sửa chữa mà vẫn đảm bảo được điều kiện kỹ thuật và kinh tế hợp lí nhất.
Kích thước danh nghĩa là kích thước cơ bản được xác định theo chức năng của chi tiết cà dùng làm căn cứ để tính độ sai lệch .
Để đảm bảo yêu cầu làm việc, kích thước của sản phẩm phải nằm giữa hai kích thước giới hạn cho phép, hiệu giữa hai kích thước này là dung sai : ọ = Dmax - Dmin hoặc có thể viết ọ(IT) = ES(es) + EI(ei); trong đó :
+ IT là dung sai
+ ES, EI là sai lệch trên, sai lệch dươcí cho lỗ
+ es,ei là sai lệch trênm sai lệch dưới cho trục
Trị số dung sai và sai lệch cơ bản xác định miền dung sai .
2. Hệ thống tiêu chuẩn
2.1 Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn
Việc xây dựng các tiêu chuẩn nhằm mục tiêu thống nhất hoá các sản phẩm cơ khí về hình dạng, kích thước và chất lượng. Từ đó có thể điều hoà những yêu cầu khác nhau của người tiêu dùng với khả năng tối đa của Nhà sản xuất. Tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên do cha6t1 lượng sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng, các sản phẩm cùng loại có khả năng thay thế và lắp lẫn. Ngoài ra, tiêu chuẩn còn là cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng, thiết kế, sản xuất và làm trọng tài quyết định những vấn đề về tranh chấp.
2.2.Các cấp tiêu chuẩn
Tuỳ theo hiệu lực của tiêu chuẩn ở những mức độ khác nhau mà tiêu chuẩn được được phân thành các cấp độ khác nhau như : tiêu chuẩn nhà nước ( TCVN ), tiêu chuẩn ngành ( TCN ); tiêu chuẩn địa phương ( TCV ); tiêu chuẩn xí nghiệp .
2.3. Một số tiêu chuẩn thường gặp
- Quốc tế – ISO ( International Standardzation Organzation )
- Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN
- Nga – roct
- Đức – DIN ( Deutsche Industrial Norm )
- Mỹ – ASTM ( American Society for Testing and Materialls )
- Trung Quốc ( GB )
- Nhật – JIS ( Japanese Industrial Standard )
- Tiêu chuẩn Anh – BS
- Tiêu chuẩn Hàn Quốc – KS
3. Một số tiêu chuẩn thông dụng về Bulong - Đai ốc - Vòng đệm
3.1. Tiêu chuẩn về kích thước
- Tiêu chuẩn Din 931 – ISO 4014 – TCVN 1889-76 ( Bulông đầu lục giác ren lửng )
- Tiêu chuẩn Din 933 – ISO 4017 ( Bulông đầu lục giác ren suốt )
- Tiêu chuẩn DIN 558 – ISO 4018 (Bulông đầu lục giác ren suốt cấp bền thấp)
- Tiêu chuẩn DIN 601 – ISO 4016 (Bulông đầu lục giác ren lửng cấp bền thấp)
- Tiêu chuẩn Din 960 – ISO 8675 ( Bulông bước ren mịn, đầu lục giác, ren lửng )
- Tiêu chuẩn Din 961 – ISO 8676 ( Bulông bước ren mịn, đầu lục giác ren suốt )
( Hexagon head cap screw – fine thread )
- Tiêu chuẩn Din 912 – ISO 4762 – JIS B 1176 Bulông Lục giác chìm
( Hex socket Screw )
- Tiêu chuẩn Din 916 - Lục giác âm ( Vít chí, vít cấy )
- Tiêu chuẩn Din 7991 - Lục giác cole ( Lục giác chìm đầu bằng )
- Tiêu chuẩn Din 934 - JIS B 1180 - TCVN 1897-76 ( Đaiốc đầu lục giác )
- Tiêu chuẩn Din 125 - TCVN 2061-77 ( Vòng đệm phẳng )
- Tiêu chuẩn Din 127 - TCVN 130 - 77 - GB 93-77 - JIS B1251 ( Vòng đệm vênh )
………….
3.2 Tiêu chuẩn về cơ tính
- ISO 898-1 – TCVN 1916-1995
- Din 267( Các chỉ tiêu thấp hơn so với ISO )
- ISO 898 -2 – TCVN 1916 -1995 ( Cơ tính của đaiốc )
- Về vòng đệm có quy định về độ cứng đối với từng loại theo các tiêu chuẩn cụ thể.
4. Một số đơn vị quy đổi thông dụng:
Chiều dài: 1 In (inch) = 25.4mm
1 ft = 0.3048 m = 12 In , ft: Foot Thước anh
1 yd = 0.9144m, yd: Yard – Thước anh
1 n. mile = 1852 m, n. mile: Hải lý
1 mile = 1 mi = 1609.344 m, mile: Dặm
Trọng lượng – Weight
1 kg = 10 g
1 tạ = 100 kg
1 tấn = 10 tạ = 1000 kg
1 tạ = 100 kg
1 q = 100 kg, q: Quintal – Tạ
1 lb = 0.4535924 kg, pound: Đơn vị đo lường trọng lượng của Anh, Mỹ
1 oz = 28.34952 g, ounce: Đơn vị đo lường trọng lượng của Anh, Mỹ
Lực – Force
1N = 105 dyn = 1.01972 kgf (Kilôgam lực)
Ứng suất – Stress:
1Pa (N/m2) = 1 x 10-6 MPa (N/mm2) = 1.01972 x 10-7 kgf/mm2
Trong đó: 1 Pa = 1 N/m2, 1 MPa = 1 N/mm2.
Áp lực – Pressure
1Pa = 1 x 10-3 KPa = 1 x 10-6 MPa = 1 x 10-5 bar = 9.86923 x 10-4atm = 1.01972-4 x 10mm H2O = 7.50062 x 10-3 mmHg ( hoặc Torr)
1 PSi = 1 KSi = 6.89 M/mm2 = 6.89 MPa
Công năng và nhiệt (Work energy, quantity of heat)
1J = 2.77778 x 10-7 KWh = 4.01972 x 10-1 kgf.m = 2.38889 x 10-4 Kcal
Trong đó: 1 J = 1 W.s = 1 N.m, 1 KWh = 3.6 MJ
1 BTU = 252 cal = 252 x 4.1819 J = 1.06 kg, BTU: British Thermal Unit - Đơn vị nhiệt lượng Anh.
1 Mã lực = 735.499 W
10F = 5/90K
Công suất, tốc độ truyền nhiệt (Power, heat flow rate)
1W = 1.01972 x 10-1 kgf.m/s = 8.6000 x 10-1 Kcal/h = 1.35962 x 10-2 PS
Trong đó: 1 W = 1 J/s, PS: Sức ngựa của Pháp (French Horsepower)
5. Một số công thức tính toán:
Công thức tính trọng lượng thép:
W = F x L x r x
Trong đó: W - Trọng lượng thép (kg)
F - Diện tích mặt cắt ngang của sản phẩm thép cán (mm2)
L - Chiều dài của sản phẩm thép cán (m)
r - Tỷ trọng của sản phẩm thép cán r = 7.85 (g/cm3 ) = 7.85 (kg/dm3)
Công thức tính diện tích mặt cắt ngang của sản phẩm thép (F)
TT |
Loại hình thép |
Công thức tính diện tích F |
Ký hiệu trong công thức |
1 |
Thép vuông |
F = a2 |
a - cạnh biên |
2 |
Thép vuông góc tròn |
F = a2 – 0.8584r2 |
a - cạnh biên r - bán kính góc tròn |
3 |
Thép tấm dẹt, bằng |
F = a*d |
A - cạnh biên d - chiều dày |
4 |
Thép dẹp góc tròn |
F = a*d – 0.8584r2 |
A - cạnh biên d - chiều dày r - bán kính góc tròn |
5 |
Thép góc lục giác |
F = 0.7854d2 |
d - bán kính ngoài a - khoảng cách 2 cạnh đối nhau s - chiều dài cạnh biên |
6 |
Thép góc lục giác |
F = 0.866a2 = 2.598s2 |
|
7 |
Thép góc bát giác |
F = 0.828a2 =4.828s2 |
|
8 |
Thép ống |
F = 3.31416s(D-s) |
d - đường kính ngoài của ống S - chiều dầy thành ống |
9 |
Thép góc cạnh bằng nhau |
F = d(2b-d)+0.2146(r2-2r21) |
D - chiều dày cạnh b- chiều rộng cạnh r - bán kính góc tròn mặt trong r1 - bán kính góc tròn cạnh chân |
10 |
Thép góc cạnh không bằng nhau (thép chữ L) |
F = d(B+b-d)+0.2146(r2-2r21) |
D - chiều dày cạnh B - chiều rộng cạnh dài b - chiều rộng cạnh ngắn r - bán kính góc tròn cạnh trong r1 - bán kính góc tròn cạnh chân |
11 |
Thép hình chữ I |
F = hd+2t(b-d)+0.58(r2-r21) |
h - chiều cao b - chiều rộng chân d - chiều dày t - bình quân chiều dày r - bán kính góc tròn mặt trong r1 - bán kính góc tròn cạnh chân |
12 |
Thép hình chữ C (Hình lòng máng hoặc chữ V) |
F = hd+2t(b-d)+0.34(r2-r21) |
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG