Các phương pháp xử lí bề mặt thanh ty ren được dùng để bảo vệ bề mặt vật liệu, làm tăng khả năng chống chịu với môi trường xung quanh, từ đó làm tăng tuổi thọ của thanh ty ren và tính thẩm mỹ cao. Vậy bạn đã biết được những phương pháp xử lý bề mặt thanh ty ren nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Thanh ty ren được chế tạo từ nhiều loại phôi thép, trải qua quá trình gia công sẽ cho ra sản phẩm thanh ren có đường kính từ M6-M36, với bước ren, chiều dài và trọng lượng khác nhau. Mặc dù đã sở hữu độ cứng và độ bền vốn có từ phôi thép chế tạo nhưng xử lí bề mặt thanh ty ren sẽ tạo thêm các ưu điểm :
- Tăng tính thẩm mỹ cho thanh ty ren.
- Giúp thanh ty ren tránh được các ảnh hưởng xấu của môi trường tự nhiên: nhiệt độ, độ ẩm,…từ đó thanh ren sẽ sử dụng được lâu bền hơn so với các sản phẩm không được mạ.
- Lớp mạ kẽm điện phân có ưu điểm là độ bám dính khá cao. Đồng thời trong quá trình mạ thanh ty ren không sử dụng đến nhiệt độ nên thanh ren không bị nhiệt nung nóng, điều này giúp sản phẩm giữ nguyên được hình dáng cũng như tính chất cơ học vốn có của mình.
Mạ kẽm điện phân là một hình thức tạo lớp kẽm bảo vệ vật liệu nhờ sử dụng dòng điện và dung môi để điện phân kẽm. Theo phương pháp này, mạ kẽm điện phân bề mặt thanh ty ren bằng cách gắn thanh ty ren với cực âm catot còn thanh kẽm được gắn với cực dương anot của nguồn điện trong dung dịch điện môi.
Mạ kẽm điện phân có tác dụng trong việc chống ăn mòn hiệu quả, làm tăng tính dẫn điện còn thích hợp để mạ sửa chữa các chi tiết có độ chính xác cao, không làm ảnh hưởng đến tính chất của kim loại gốc, hình dạng, kích thước của chi tiết lúc ban đầu.
Thanh ty ren sẽ được nhúng chìm trong bể dung dịch kẽm nóng chảy. Kẽm đông lại ở 420 độ C và nhanh chóng trở thành lớp bao phủ thanh ren sau khi được rút ra khỏi bể. Mạ kẽm nhúng nóng thực chất là một quá trình mạ kẽm đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất tích cực trong bảo vệ kết cấu lớp sắt thép, gia tăng tuổi thọ và đảm bảo tính chất hóa học cũng như vật lý của lớp kim loại bên trong.
Đặc điểm kĩ thuật của thanh ty ren mạ kẽm nhúng nóng:
- Chịu được lực kéo và tải trọng treo tốt hơn thanh ren mạ điện phân
- Độ dày lớp mạ : ~ 50 micromet, có độ bền chắc, không dễ bị bong tróc.
- Được dùng để liên kết các kết cấu cố định với các kết cấu phụ của công trình xây dựng.
- Thanh ren mạ kẽm nhúng nóng sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, độ muối cao, khí công nghiệp...
Mạ kẽm lạnh là phương pháp phủ một lớp mạ kẽm lỏng ở nhiệt độ bình thường. Khi đó, mạ kẽm lạnh sẽ áp dụng khí nén để thổi dung dịch lỏng thành các hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại cần xi mạ. Khi đó, trong dung dịch mạ kẽm cùng với phụ gia sẽ bám chắc chắn vào bề mặt kim loại và chúng sẽ khô cứng lại trong vài giờ sau đó.
Tất cả các thanh ty ren có thể được xử lí bề mặt bằng các lớp phủ khác ít phổ biến hơn như cadmium, Xylan, PTFE, kẽm-nhôm, mạ cơ khí, phủ oxit đen, sơn tĩnh điện và nhiều lớp phủ khác.
Đối với thanh ty ren suốt thông thường, nên ưu tiên sử dụng phương pháp mạ kẽm điện phân bề mặt thay vì mạ kẽm nhúng nóng, tránh tình trạng lớp mạ kẽm nhúng nóng sẽ phủ lên các bước ren của thanh ren, khiến sản phẩm này khó có thể kết hợp được với sản phẩm chứa ren khác.
Mạ kẽm nhúng nóng chỉ nên áp dụng cho thanh ty ren có bước ren lớn hơn như thanh ren vuông (bước ren từ 4-10mm), các loại thanh ty ren này sau khi mạ kẽm nhúng nóng sẽ sử dụng được trong môi trường axit và bazo với nồng độ cao.
Mạ kẽm điện phân không chỉ là phương pháp bảo vệ bề mặt cho thanh ty ren mà còn được ứng dụng cho rất nhiều vật tư phụ trợ xây dựng khác, chẳng hạn như đai treo, kẹp xà gồ, ubolt, bu lông ốc vít,…
Không có phương pháp nào được xem là tốt nhất, tối ưu nhất. Mỗi phương pháp sẽ tạo ra loại thanh ty ren mạ kẽm với chất lượng và ưu điểm riêng biệt. Tùy vào môi trường và tính chất ứng dụng mà chọn phương pháp mạ kẽm cho phù hợp.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG