cokhiphutro@gmail.com Số 172, đường Pháp Vân - Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội
aa.200
gg1
giagoc1sanxuat1

Độ bền kéo của thanh ty ren trong xây dựng là bao nhiêu?

   Thanh ty ren ( thanh ren, ty ren ) là một phụ kiện cơ khí không thể thiếu trong thi công xây dựng, lắp ghép các chi tiết cơ khí chế tạo, tham gia hoàn thiện các công trình. Cùng tìm hiểu đặc điểm, thông số kĩ thuật của thanh ty ren qua bài viết sau để biết rõ hơn khả năng chịu lực, độ bền kéo của thanh ty ren.

1. Độ bền kéo của thanh ty ren là gì?

   Độ bền kéo của thanh ty ren là tải trọng tối đa mà nó có thể chịu được trước khi hỏng. Độ bền kéo cũng thường được gọi khả năng chịu tải của thanh ty ren.

t19

Thanh ty ren Hùng Cường

   Độ bền kéo của thanh ren là lượng ứng suất kéo lớn nhất mà vật liệu có thể chịu được trước khi hỏng. Thanh ty ren sẽ bị đứt hoặc gãy do ứng suất kéo quá lớn, hay chịu tải trọng quá mức.

   Cũng giống như bu lông, thanh ty ren cũng được chia theo các cấp bền khác nhau. Mỗi cấp bền thanh ty ren có khả năng chịu tải khác nhau, thanh ren có các cấp bền 3.6, 4.6, 4.8, 5.6, 6.8 và 8.8.

2. Cách tính độ bền kéo của thanh ty ren

   Đối với các cấp bền khác nhau thì độ bền kéo (chịu tải) của thanh ty ren là khác nhau. Vậy một cây thanh ty ren thường dùng có thể treo vật nặng bao nhiêu kg? Để trả lời được câu hỏi trên, ta cần biết kích thước và cấp bền của thanh ty ren là bao nhiêu?

   - Thanh ty ren cấp bền 3.6 : thì chịu lực tối thiểu là 300Mpa =3000kg/cm2.

   - Thanh ty ren cấp bền 4.8: là thanh ty ren cấp bền thường, chịu được lực tối thiểu là 400Mpa= 4000kg/cm2.

   - Thanh ty ren cấp bền 5.6: là cấp bền trung bình, chịu được lực tối thiểu là 500Mpa= 5000kg/cm2.

   - Thanh ty ren cấp bền 8.8: là thanh ty ren cường độ cao, chịu được lực tối thiểu là 800Mpa= 8000kg/cm2.

   Theo tiêu chuẩn TCVN 1916-1996 đối với thanh ty ren có bước ren thô thì tiết diện của thanh ty ren M6, M8, M10, M12 lần lượt bằng: 20.1 mm2, 36.6 mm2, 58 mm2, 84.3 mm2.

   Ta có công thức tính:

    Lực treo của thanh ty ren = giới hạn bền đứt *tiết diện của thanh ty

   Vậy trọng tải cho từng kích thước thanh ty ren là :

    - Lực chịu tải của thanh ty ren M6= (300Mpa*20.1mm2) : 9.81= 614.67 kgf. Vậy thanh ty ren M6 chịu lực kéo tới 614.67 kg  mới bị phá hủy.

   - Lực chịu tải của thanh ty ren M8= (300Mpa*36.6 mm2) : 9.81= 1119.27 kgf. Vậy thanh ty ren M8 chịu lực kéo tới 1119.27 kg  mới bị phá hủy.

   - Lực chịu tải của thanh ty ren M10= (300Mpa*58 mm2) : 9.81= 1773.70 kgf. Vậy thanh ty ren M10 chịu lực kéo tới 1.7 tấn mới bị phá hủy.

   - Lực chịu tải của thanh ty ren M12= (300Mpa*84.3 mm2) : 9.81= 2577.98 kgf. Vậy thanh ty ren M12 chịu lực kéo tới 2.5 tấn mới bị phá hủy.

    ( 9.81 là đơn vị đổi theo quy ước quốc tế)

    Dựa vào công thức trên, các nhà thầu có thể tính được lực chịu tải của thanh ty ren để có sự lựa chọn phù hợp, an toàn  cho công trình.

3. Phương pháp để làm tăng độ bền kéo thanh ty ren

   Hiện nay, để tăng khả năng chịu tải của thanh ty ren, có rất nhiều phương pháp khác nhau và phương pháp được dùng nhiều nhất là nhiệt luyện cho thanh ren. Bên cạnh đó các phương pháp khác như cơ nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện cũng được ứng dụng để làm tăng độ bền kéo của thanh ty ren.

   Các đặc tính cơ học của vật liệu như độ bền kéo và độ chảy rất quan trọng vì chúng đảm bảo vật liệu an toàn, chất lượng

cao. Trong quá trình thi công vẫn có sai số do lắp ghép nên có thể số liệu trên thực tế và lý thuyết có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung với tải trọng như thế các thanh ty ren bình thường vẫn cho hệ số an toàn khá cao.

Địa chỉ : Số 172, Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội( Đối diện Công Viên Yên Sở)
Điện thoại: 02436 454 448
Email: cokhiphutro@gmail.com
Giờ làm việc : Từ T2 - CN |Sáng: 8h-12h||Chiều: 13h30-17h30|
BẢN ĐỒ

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG